Ai đúng ai sai ?
Khi tập Vĩnh Xuân, bạn sẽ thường được nghe những ý kiến khác nhau về cái gì đúng, cái gì sai. Nên thực hiện kỹ thuật theo cách này và không theo cách kia. Thường thì hai người khác nhau sẽ có những cách nhìn nhận khác nhau, dù vậy họ cũng thường áp dụng được phương pháp của riêng mình.
Làm sao bạn có thể phân biệt được ai đúng ai sai ở đây ? Nên tin ai bây giờ ?
Câu hỏi này thúc đẩy tôi tìm hiểu xem tại sao lại có rất nhiều phương pháp khác nhau và nhiều dòng Vĩnh Xuân thế. Ngay trong môn phái của tôi, cũng có những dị biệt về quan điểm cũng như về kỹ thuật. Điều đó cũng chẳng sao cả, vì nó luôn đem lại những cuộc tranh luận và suy ngẫm, nhưng điều gì đã dẫn đến những dị biệt này ? Tại sao người ta cứ phải phân cực với những “phương pháp đúng/đúng nhất” và khăng khăng bám chặt lấy quan điểm của mình ? Khi một số người dạy Vĩnh Xuân, họ sẽ nói cách của họ là đúng và mọi người khác là sai, phương thức của họ là con đường duy nhất đúng bởi vì họ hiểu sâu hơn hay có một kiến thức bí mật nào đó.
Tôi suy nghẫm về vấn đề này một thời gian dài và càng quan sát những người tập và kỹ thuật của họ, tôi càng nhận ra tại sao họ lại bám chặt lấy quan điểm của mình như thế. Bởi vì họ tin rằng họ đúng và kỹ thuật của họ có hiệu quả (đối với bản thân người đó).
Đôi khi tôi cũng không đồng ý với cách đánh giá của họ về kỹ thuật nào có hiệu quả, cái gì không, và họ cũng không đồng tình với cách nhìn nhận của tôi. Sau khi thảo luận và thực sự lắng nghe, câu trả lời đã đến với tôi.
Họ không sai, họ đúng.
Điều đó có nghĩa là tôi đã sai ? Không, cả hai chúng tôi cùng đúng, trong phạm vi riêng của mỗi người. Tôi nhận ra rằng vì những hoàn cảnh khác nhau, khó có thể có một câu trả lời duy nhất (đúng/sai) trong môn Vĩnh Xuân. Chỉ có những cách nhìn nhận khác nhau từ các góc độ khác nhau về đúng/sai.
Những góc độ khác nhau giữa đúng và sai tượng trưng cho mối liên hệ trong cả Vĩnh Xuân và trong cuộc sống. Mối liên hệ này giữa hai thái cực vừa chống đối vừa bổ xung lẫn nhau cùng lúc, ở đó không cực nào có thể tồn tại mà không có cực kia, giống như âm/dương trong triết học Trung Hoa. Cũng như một câu trong môn Vĩnh Xuân “nguyên tắc về âm dương cần phải được hiểu một cách toàn diện”.
Đây chính là điểm cốt lõi đối với các cuộc tranh cãi trong môn Vĩnh Xuân và là đáp án cho rất nhiều nghi vấn. Chiếc chìa khóa này, như mọi người đoán ra, vừa đơn giản và lại vừa phức tạp cùng lúc.
Giống như âm và dương, ngay cả những điều được xem như sai hoàn toàn cũng có một phần sự thật trong đó – trong một bối cảnh nào đó (dù mong manh) khi sự thật bị bao phủ bởi sự lầm lẫn. Những cực đối nhau ít khi tồn tại đơn lẻ; âm chứa dương và ngược lại. Cực dương có chứa mầm của âm và cực này không thể tồn tại nếu thiếu cực kia.
Có nhiều người đã phạm sai lầm khi tin tưởng hay suy luận một cách cực đoan, phân tách âm dương, thay vì tin rằng cả hai quan điểm đối lập sẽ bổ xung cho nhau để đưa đến sự hiểu biết toàn diện. Trong biểu tượng âm dương, phần trắng (dương) chứa một điểm đen (âm) và ngược lại. Nếu một người tập Vĩnh Xuân mà quá nhu và không có một nền tảng vững chắc (nhược), hay quá cương mà không có độ nhu nhuyễn, thì trình độ sẽ bị hạn chế.
Trong Vĩnh Xuân có những góc độ khác nhau giữa đúng và sai. Ta hãy xem xét về âm dương của một số yếu tố trong Vĩnh Xuân. Người luyện Vĩnh Xuân phải cân bằng được tốc độ, độ chính xác, sức mạnh, sụ linh hoạt, sự mạo hiểm ... với đặc thù sự thay đổi của một yếu tố sẽ dẫn đến thay đổi của các yếu tố khác. Tôi có thể phát đòn trực quyền nhanh, nhưng nếu quá nhanh thì sẽ giảm lực của đòn...
Tôi muốn đưa ra một ví dụ bằng mối liên hệ giữa tốc độ và sự mạo hiểm. Một số người tin rằng bạn nên luôn luôn di chuyển ra bên ngoài- (bên trái hay phải của địch thủ) bởi vì nó an toàn hơn. Đúng là bước sang bên thì an toàn hơn nhưng cũng mất thời gian hơn. Vậy cái gì tốt hơn ? An toàn hay tốc độ ? Không có câu trả lời nào nếu không xem xét đến hoàn cảnh cụ thể cũng như kinh nghiệm của bạn. Có những người tin tưởng vào một cách thế nào đó luôn tốt hơn các cách khác. Tại sao ? Bởi vì các ứng dụng và kỹ thuật trong Vĩnh Xuân luôn phụ thuộc vào từng tình huống cụ thể và bị ảnh hưởng bởi kinh nghiệm của từng học viên. Vì các tình huống là không giới hạn nên luôn có chỗ cho mọi kỹ thuật, dù nó không hẳn đã hữu dụng lúc bình thường.
Cuối cùng tôi tin rằng không có một kỹ thuật tối thượng nào cả và không cái nào hơn cái nào, chỉ là sự khác biệt – mỗi kỹ thuật đều phù hợp với một tình huống nhất định nào đó. Điều này cũng chẳng nói lên rằng cách này hay hơn cách kia, và trong ví dụ trên, chỉ là sự tráo đổi giữa độ mạo hiểm hay tốc độ nhanh chậm.
Thêm vào sự phức tạp của vấn đề này còn là chính các cá nhân. Nếu một người tập thích mạo hiểm, họ sẽ xem các kỹ thuật mạo hiểm là chấp nhận được – và cũng sẽ truyền dạy như thế. Một người có sức mạnh sẽ tận dụng điều đó, trong khi một người yếu hơn thì không thể. Một người chậm chạp luôn xem các vận động chớp nhoáng là không thể chấp nhận được theo quan điểm của một người “bình thường”. Khi một kỹ thuật đòi hỏi người tập phải gắng hơn khả năng thông thường của anh ta (về sức mạnh, tốc độ, linh hoạt, khả năng nhận thức-thông minh...), anh ta thường xem kỹ thuật này là không thể chấp nhận và cho rằng nó sai. Tuy nhiên cũng có người có cách nhìn nhận thoáng hơn và thực hiện được động tác đó.
Tuy nhiên một cách khách quan, nếu một kỹ thuật hữu dụng cho người tập, thì đó có thể gọi là kỹ thuật của Vĩnh Xuân, nó có giá trị trong cách nhìn nhận của người đó. Nếu kỹ thuật hữu dụng, nó không thể sai. Kỹ thuật này cũng có thể vượt quá khả năng bình thường của bạn và bạn có thể cho đó là sai hay không thực tiễn, và điều này cũng không sao cả.
Vấn đề xuất hiện khi người tập chỉ nhìn các kỹ thuật theo cách hoặc đen hoặc trắng và cũng dạy theo kiểu phân tách đúng sai thay vì đánh giá tương đối, mạo hiểm hơn hay an toàn hơn.
Lần sau nếu có ai đó bảo bạn “kỹ thuật này sai”, hãy tự hỏi mình xem kỹ thuật đó có “sai trong mọi tình huống không?”. Bạn sẽ tìm thấy có lúc cái bạn đang làm là đúng. Tôi muốn hiểu câu “kỹ thuật này sai” như “kỹ thuật này sai trong nhiều tình huống và có thể đem lại những điều không mong muốn”. Khi ai đó bảo bạn kỹ thuật nào đó là sai, họ nói điều đó từ góc nhìn và kinh nghiệm bản thân của họ. Nếu hỏi họ điều gì sai ở đây, họ sẽ nói với bạn rằng bạn sẽ dính đòn nếu dịch chuyển sai hướng hay là đòn ra quá chậm. Hãy tự hỏi chính mình – chỉ có bạn mới trả lời câu hỏi này.
Một số người lại không thể thi triển một động tác nào đó (chẳng hạn như một đòn đá khống chế có phát lực). Họ sẽ xem đòn đá này là không thực tiễn và cho đó là sai. Họ có thể tìm cách thực hiện động tác đó theo cách của riêng mình. Theo tôi điều này có giá trị vời từng cá nhân. Một lần nữa quan niệm về đúng và sai phải nằm trong phạm vi của mỗi một người tập.
Cách suy nghĩ này biểu hiện một cách nhìn lũy tiến. Đối với người mới tập thì rất dễ giải thích theo kiểu đúng/sai, sự mơ hồ chỉ xuất hiện khi người này nói là đúng và người khác lại nói là sai.
Tôi là nhười không thích mạo hiểm do đó tôi thường dùng ky thuật bẫy để khống chế tay và thăng bằng của đối thủ. Có người thích mạo hiểm thì họ không dùng các kỹ thuật khống chế nhiều như tôi. Tôi không thể nói rằng họ đã làm sai. Tôi chỉ có thể nói họ chấp nhận nhiều mạo hiểm nhiều hơn tôi. Các kỹ thuật bẫy-khống chế làm mất thời gian hơn nhưng lại giảm thiểu mạo hiểm vì vậy cũng phù hợp với nỗ lực bỏ ra.
Hay thử so sánh Vĩnh Xuân với bẳng thu âm trong một studio. Ớ đó có rất nhiều phím để chỉnh âm. Bạn có thể ở các cung bậc khác nhau về sức mạnh, tốc độ, độ linh hoạt, độ mạo hiểm... Các thành tố này tương tác qua lại với nhau. Mỗi người sẽ phải tự tinh chỉnh (giống như radio tuning) để tìm ra một điểm phù hợp cho chính mình – đó chính là sự thật.
Lại nữa, luôn nhớ là khi một cá nhân tìm ra “sự thật” của mình, điều đó không có nghĩa là các “sự thật” khác không tồn tại. Tìm ra âm điệu của riêng mình bằng cách liên tục tinh chỉnh “bảng thu âm” Vĩnh Xuân. Sau cùng bạn sẽ tìm được một âm điệu phù hợp với con người bạn vào thời điểm đó. Khi điều này xảy ra bạn sẽ tìm thấy cân bằng và tự tin.
Một cách khác là so sánh người tập Vĩnh Xuân với một họa sĩ. Khi trộn màu vẽ thì màu xanh có thể có độ đậm nhạt khác nhau – nhưng đều được gọi là màu xanh. Biết rõ cách nào và khi nào dùng màu gì (hay kỹ thuật nào) trong Vĩnh Xuân chính là một “nghệ thuật” trong môn võ này. Kỹ thuật bạn sử dụng phải phù hợp với tình huống trước mắt.
Thái độ hay đòn thế của bạn có thể quá âm hay quá dương (mạnh/yếu). Làm sao bạn biết mình nên cứng hay nên mềm tại một thời điểm nào đó ? Hãy xác định trạng thái của đối thủ (hay hoàn cảnh) lúc đó và là điểm đối nghịch (nhưng không thái quá) để đạt đến sự cân bằng.
Nguồn : internet
Câu hỏi này thúc đẩy tôi tìm hiểu xem tại sao lại có rất nhiều phương pháp khác nhau và nhiều dòng Vĩnh Xuân thế. Ngay trong môn phái của tôi, cũng có những dị biệt về quan điểm cũng như về kỹ thuật. Điều đó cũng chẳng sao cả, vì nó luôn đem lại những cuộc tranh luận và suy ngẫm, nhưng điều gì đã dẫn đến những dị biệt này ? Tại sao người ta cứ phải phân cực với những “phương pháp đúng/đúng nhất” và khăng khăng bám chặt lấy quan điểm của mình ? Khi một số người dạy Vĩnh Xuân, họ sẽ nói cách của họ là đúng và mọi người khác là sai, phương thức của họ là con đường duy nhất đúng bởi vì họ hiểu sâu hơn hay có một kiến thức bí mật nào đó.
Tôi suy nghẫm về vấn đề này một thời gian dài và càng quan sát những người tập và kỹ thuật của họ, tôi càng nhận ra tại sao họ lại bám chặt lấy quan điểm của mình như thế. Bởi vì họ tin rằng họ đúng và kỹ thuật của họ có hiệu quả (đối với bản thân người đó).
Đôi khi tôi cũng không đồng ý với cách đánh giá của họ về kỹ thuật nào có hiệu quả, cái gì không, và họ cũng không đồng tình với cách nhìn nhận của tôi. Sau khi thảo luận và thực sự lắng nghe, câu trả lời đã đến với tôi.
Họ không sai, họ đúng.
Điều đó có nghĩa là tôi đã sai ? Không, cả hai chúng tôi cùng đúng, trong phạm vi riêng của mỗi người. Tôi nhận ra rằng vì những hoàn cảnh khác nhau, khó có thể có một câu trả lời duy nhất (đúng/sai) trong môn Vĩnh Xuân. Chỉ có những cách nhìn nhận khác nhau từ các góc độ khác nhau về đúng/sai.
Những góc độ khác nhau giữa đúng và sai tượng trưng cho mối liên hệ trong cả Vĩnh Xuân và trong cuộc sống. Mối liên hệ này giữa hai thái cực vừa chống đối vừa bổ xung lẫn nhau cùng lúc, ở đó không cực nào có thể tồn tại mà không có cực kia, giống như âm/dương trong triết học Trung Hoa. Cũng như một câu trong môn Vĩnh Xuân “nguyên tắc về âm dương cần phải được hiểu một cách toàn diện”.
Đây chính là điểm cốt lõi đối với các cuộc tranh cãi trong môn Vĩnh Xuân và là đáp án cho rất nhiều nghi vấn. Chiếc chìa khóa này, như mọi người đoán ra, vừa đơn giản và lại vừa phức tạp cùng lúc.
Giống như âm và dương, ngay cả những điều được xem như sai hoàn toàn cũng có một phần sự thật trong đó – trong một bối cảnh nào đó (dù mong manh) khi sự thật bị bao phủ bởi sự lầm lẫn. Những cực đối nhau ít khi tồn tại đơn lẻ; âm chứa dương và ngược lại. Cực dương có chứa mầm của âm và cực này không thể tồn tại nếu thiếu cực kia.
Có nhiều người đã phạm sai lầm khi tin tưởng hay suy luận một cách cực đoan, phân tách âm dương, thay vì tin rằng cả hai quan điểm đối lập sẽ bổ xung cho nhau để đưa đến sự hiểu biết toàn diện. Trong biểu tượng âm dương, phần trắng (dương) chứa một điểm đen (âm) và ngược lại. Nếu một người tập Vĩnh Xuân mà quá nhu và không có một nền tảng vững chắc (nhược), hay quá cương mà không có độ nhu nhuyễn, thì trình độ sẽ bị hạn chế.
Trong Vĩnh Xuân có những góc độ khác nhau giữa đúng và sai. Ta hãy xem xét về âm dương của một số yếu tố trong Vĩnh Xuân. Người luyện Vĩnh Xuân phải cân bằng được tốc độ, độ chính xác, sức mạnh, sụ linh hoạt, sự mạo hiểm ... với đặc thù sự thay đổi của một yếu tố sẽ dẫn đến thay đổi của các yếu tố khác. Tôi có thể phát đòn trực quyền nhanh, nhưng nếu quá nhanh thì sẽ giảm lực của đòn...
Tôi muốn đưa ra một ví dụ bằng mối liên hệ giữa tốc độ và sự mạo hiểm. Một số người tin rằng bạn nên luôn luôn di chuyển ra bên ngoài- (bên trái hay phải của địch thủ) bởi vì nó an toàn hơn. Đúng là bước sang bên thì an toàn hơn nhưng cũng mất thời gian hơn. Vậy cái gì tốt hơn ? An toàn hay tốc độ ? Không có câu trả lời nào nếu không xem xét đến hoàn cảnh cụ thể cũng như kinh nghiệm của bạn. Có những người tin tưởng vào một cách thế nào đó luôn tốt hơn các cách khác. Tại sao ? Bởi vì các ứng dụng và kỹ thuật trong Vĩnh Xuân luôn phụ thuộc vào từng tình huống cụ thể và bị ảnh hưởng bởi kinh nghiệm của từng học viên. Vì các tình huống là không giới hạn nên luôn có chỗ cho mọi kỹ thuật, dù nó không hẳn đã hữu dụng lúc bình thường.
Cuối cùng tôi tin rằng không có một kỹ thuật tối thượng nào cả và không cái nào hơn cái nào, chỉ là sự khác biệt – mỗi kỹ thuật đều phù hợp với một tình huống nhất định nào đó. Điều này cũng chẳng nói lên rằng cách này hay hơn cách kia, và trong ví dụ trên, chỉ là sự tráo đổi giữa độ mạo hiểm hay tốc độ nhanh chậm.
Thêm vào sự phức tạp của vấn đề này còn là chính các cá nhân. Nếu một người tập thích mạo hiểm, họ sẽ xem các kỹ thuật mạo hiểm là chấp nhận được – và cũng sẽ truyền dạy như thế. Một người có sức mạnh sẽ tận dụng điều đó, trong khi một người yếu hơn thì không thể. Một người chậm chạp luôn xem các vận động chớp nhoáng là không thể chấp nhận được theo quan điểm của một người “bình thường”. Khi một kỹ thuật đòi hỏi người tập phải gắng hơn khả năng thông thường của anh ta (về sức mạnh, tốc độ, linh hoạt, khả năng nhận thức-thông minh...), anh ta thường xem kỹ thuật này là không thể chấp nhận và cho rằng nó sai. Tuy nhiên cũng có người có cách nhìn nhận thoáng hơn và thực hiện được động tác đó.
Tuy nhiên một cách khách quan, nếu một kỹ thuật hữu dụng cho người tập, thì đó có thể gọi là kỹ thuật của Vĩnh Xuân, nó có giá trị trong cách nhìn nhận của người đó. Nếu kỹ thuật hữu dụng, nó không thể sai. Kỹ thuật này cũng có thể vượt quá khả năng bình thường của bạn và bạn có thể cho đó là sai hay không thực tiễn, và điều này cũng không sao cả.
Vấn đề xuất hiện khi người tập chỉ nhìn các kỹ thuật theo cách hoặc đen hoặc trắng và cũng dạy theo kiểu phân tách đúng sai thay vì đánh giá tương đối, mạo hiểm hơn hay an toàn hơn.
Lần sau nếu có ai đó bảo bạn “kỹ thuật này sai”, hãy tự hỏi mình xem kỹ thuật đó có “sai trong mọi tình huống không?”. Bạn sẽ tìm thấy có lúc cái bạn đang làm là đúng. Tôi muốn hiểu câu “kỹ thuật này sai” như “kỹ thuật này sai trong nhiều tình huống và có thể đem lại những điều không mong muốn”. Khi ai đó bảo bạn kỹ thuật nào đó là sai, họ nói điều đó từ góc nhìn và kinh nghiệm bản thân của họ. Nếu hỏi họ điều gì sai ở đây, họ sẽ nói với bạn rằng bạn sẽ dính đòn nếu dịch chuyển sai hướng hay là đòn ra quá chậm. Hãy tự hỏi chính mình – chỉ có bạn mới trả lời câu hỏi này.
Một số người lại không thể thi triển một động tác nào đó (chẳng hạn như một đòn đá khống chế có phát lực). Họ sẽ xem đòn đá này là không thực tiễn và cho đó là sai. Họ có thể tìm cách thực hiện động tác đó theo cách của riêng mình. Theo tôi điều này có giá trị vời từng cá nhân. Một lần nữa quan niệm về đúng và sai phải nằm trong phạm vi của mỗi một người tập.
Cách suy nghĩ này biểu hiện một cách nhìn lũy tiến. Đối với người mới tập thì rất dễ giải thích theo kiểu đúng/sai, sự mơ hồ chỉ xuất hiện khi người này nói là đúng và người khác lại nói là sai.
Tôi là nhười không thích mạo hiểm do đó tôi thường dùng ky thuật bẫy để khống chế tay và thăng bằng của đối thủ. Có người thích mạo hiểm thì họ không dùng các kỹ thuật khống chế nhiều như tôi. Tôi không thể nói rằng họ đã làm sai. Tôi chỉ có thể nói họ chấp nhận nhiều mạo hiểm nhiều hơn tôi. Các kỹ thuật bẫy-khống chế làm mất thời gian hơn nhưng lại giảm thiểu mạo hiểm vì vậy cũng phù hợp với nỗ lực bỏ ra.
Hay thử so sánh Vĩnh Xuân với bẳng thu âm trong một studio. Ớ đó có rất nhiều phím để chỉnh âm. Bạn có thể ở các cung bậc khác nhau về sức mạnh, tốc độ, độ linh hoạt, độ mạo hiểm... Các thành tố này tương tác qua lại với nhau. Mỗi người sẽ phải tự tinh chỉnh (giống như radio tuning) để tìm ra một điểm phù hợp cho chính mình – đó chính là sự thật.
Lại nữa, luôn nhớ là khi một cá nhân tìm ra “sự thật” của mình, điều đó không có nghĩa là các “sự thật” khác không tồn tại. Tìm ra âm điệu của riêng mình bằng cách liên tục tinh chỉnh “bảng thu âm” Vĩnh Xuân. Sau cùng bạn sẽ tìm được một âm điệu phù hợp với con người bạn vào thời điểm đó. Khi điều này xảy ra bạn sẽ tìm thấy cân bằng và tự tin.
Một cách khác là so sánh người tập Vĩnh Xuân với một họa sĩ. Khi trộn màu vẽ thì màu xanh có thể có độ đậm nhạt khác nhau – nhưng đều được gọi là màu xanh. Biết rõ cách nào và khi nào dùng màu gì (hay kỹ thuật nào) trong Vĩnh Xuân chính là một “nghệ thuật” trong môn võ này. Kỹ thuật bạn sử dụng phải phù hợp với tình huống trước mắt.
Thái độ hay đòn thế của bạn có thể quá âm hay quá dương (mạnh/yếu). Làm sao bạn biết mình nên cứng hay nên mềm tại một thời điểm nào đó ? Hãy xác định trạng thái của đối thủ (hay hoàn cảnh) lúc đó và là điểm đối nghịch (nhưng không thái quá) để đạt đến sự cân bằng.
Nguồn : internet
0 comments