Một số nguyên tắc tập luyện trong võ thuật
Võ thuật về bản chất là một môn vận động, vì vậy, võ thuật cũng tuân theo một số quy tắc của tâm, sinh lý học thể thao(cái này nếu bạn nào ở tuyển quốc gia hay trong quân đội thì rất rõ ^^)
Và khi tập luyện chúng ta cần (nên ) tuân theo một số nguyên tắc nhất định. Ở đây mình xin nêu ra một số nguyên tắc mà mình đã đúc rút
1. nguyên tắc “hồi phục vượt mức”
Đây là nguyên tắc cơ bản nhất (và có lẽ là quan trọng nhất) của bất cứ môn thể thao nào, và võ thuật (theo mình nghĩ) cũng tuân theo nguyên tắc này.
Nguyên tắc này như sau: Khi chúng ta tập luyện , vui chơi, lao động v..v…, cơ thể của chúng ta phải tiêu hao một năng lượng nhất định, hoạt động càng căng thẳng, càng kéo dài thì năng lượng tiêu hao càng lớn, nên năng lượng làm việc càng giảm, đến một lúc nào đó xuất hiện sự mệt mỏi tăng dần cho đến cuối buổi tập.
Qua nhiều công trình nghiên cứu khoa học , người ta thấy cơ thể có một điểm rất đặc biệt đó là sự HỒI PHỤC (thể lực , sức mạnh, độ cứng rắn chân tay-trong các môn võ thuật). Năng lực của cơ thể không chỉ dừng lại ở mức ban đầu mà còn hồi phục vượt mức trong một khoảng thời gian nhất định_sau khi cơ thể được nghỉ ngơi( thời gian hồi phục là bao lâu phụ thuộc vào cường độ tập luyện của buổi tập).
Đặc điểm trên có ý nghĩa rất đặc biệt trong thể dục thể thao. Vì đó là cơ sở để nâng cao năng lực của cơ thể bằng cách khi cơ thể bước vào hồi phục vượt mức ở đỉnh cao nhất , chúng ta tiến hành buổi tập thứ hai. Cứ tiếp tục như vậy bằng một hệ thống các bài tập được tính toán một cách khoa học phù hợp với năng lực cụ thể của từng người tập , trong từng giai đoạn phát triển năng lực cơ thể. Chế độ đó là sự kết hợp tập luyện và nghỉ ngơi một cách hợp lý
1:tiêu hao-năng lực cơ thể xuống mức thấp nhất ở cuối buổi tập
2:hồi phục-cơ thể hồi phục nhưng chưa hồi phục về năng lực ban đầu
3:hồi phục vượt mức- năng lực cơ thể vượt qua mức ban đầu
4:trở lại mức ban đầu
Nếu chúng ta tập buổi kế tiếp vào thời điểm trong giai đoạn 2 thì chúng ta sẽ không thể tiến bộ được , mà có khi còn thụt lùi
Vì vậy chúng ta phải đợi đến khi cơ thể hồi phục vượt mức ở giai đoạn 3 để nâng cao năng lực
Nếu chúng ta nghỉ lâu quá và bắt đầu buổi tập kế tiếp ở giai đoạn 4 thì chúng ta đang dậm chân tại chỗ
Câu hỏi ở đây là : chúng ta nghỉ bao lâu thì cơ thể ở giai đoạn 3,
Câu trả lời là : tùy, tùy vào mức độ mà chúng ta tập luyện trong buổi tập đó và tùy vào phương pháp hồi phục ( vật lý, thuốc, nóng lạnh…)
2. Không tập luyện quá sức
Lỗi tập luyện quá sức là lỗi hay gặp (mình thường thấy một số bạn tập võ thuật hay thể hình thường tập luyện quá sức). Các bạn mới tập luyện thường hay nóng vội và ham đạt được kết quả nhanh nên thường bắt cơ thể hoạt động quá sức, nhưng cũng có những bạn đã tập khá lâu cũng bắt cơ thể hoạt động quá sức. Nếu liên tục hoạt động quá sức thì về lâu về dài sẽ có hại cho cơ thể. Cơ thể giống như một cỗ máy, nếu bạn bắt nó hoạt động quá công suất thì tuổi thọ sẽ giảm
Lời khuyên là: hãy “nghe” cơ thể mình, nếu thấy mệt quá thì phải nghỉ ngơi
3. Tăng từ từ khối lượng vận động
Một số bạn mới tập thường muốn tập khối lượng lớn ngay nhưng hệ cơ xương của bạn mới tập thường chưa thể thích nghi với lượng vận động lớn như các bạn đã tập luyện một thời gian.
Lời khuyên ở đây là: hãy bắt đầu với khối lượng nhỏ rồi tăng dần lên
Vì võ thuật không phải là chuyện ngày một ngày hai, bạn sẽ không thể thấy được kết quả sau vài tuần hay vài tháng tập luyện, bạn chỉ có thể thấy kết quả sau vài năm. Nếu ai đó bảo bạn tập một phương pháp mà chỉ mất vài tháng là có thể thấy được kết quả thì mình nghĩ phương pháp đó sẽ tạo một sức ép lên cơ, xương, khớp của cơ thể - và có thể để lại hậu quả. Cơ thể có thể thích nghi, nhưng là thích nghi dần dần chứ không phải là đột ngột. Hơn nữa, nếu bạn theo đuổi võ thuật đến một mức nào đó thì bạn sẽ có thể thấy là võ thuật sẽ đi theo mình suốt cả đời. Vì vậy nóng vội – theo mình nghĩ – là không cần thiết-và không nên.
4. Thả lỏng
Cái này hơi khó giải thích, thường thì các bạn đã tập luyện một thời gian sẽ tự trải nghiệm được điều này. Những bạn nào hay tập những môn nhu như vịnh xuân hay aikido thường hiểu khá rõ điều này. Bản thân mình thì nghĩ : sự thả lỏng cần thiết trong mọi môn võ thuật
0 comments